Nếu bạn đang cân nhắc giữa việc tự xây dựng với mua nền tảng IoT thì có một vài điều bạn nên xem xét.
Ngày nay, nhiều công ty đang đưa IoT vào sản phẩm của họ. Một số người nhìn thấy cơ hội để tạo sự khác biệt và tăng lợi nhuận. Với sự giúp đỡ phương thức tiếp thị tốt, nhà sản xuất có thể thuyết phục người tiêu dùng rằng họ cần ấm đun nước thông minh để đun sôi nước 5 phút trước khi về nhà, để họ có thể có ngay tách trà nóng sau khi bước qua cửa vào nhà.
Nếu bạn đã nghĩ về việc đưa IoT vào các sản phẩm của mình, bạn cần biết rằng có rất nhiều công ty ngoài kia muốn bán cho bạn nền tảng IoT của họ.
Nếu bạn đã nghiên cứu nghiêm túc các giải pháp IoT, có lẽ bạn đã nhận ra rằng sẽ mất sáu tháng đến một năm để tích hợp các nền tảng IoT như vậy vào các sản phẩm của bạn. Thời gian phải bỏ ra và các chi phí liên quan đã cản trở nhiều người muốn tạo sự khác biệt trong sản phẩm của mình và có thể khiến những người khác đặt câu hỏi về giá trị của nền tảng IoT.
Nếu bạn đang cân nhắc giữa việc xây dựng và mua nền tảng IoT, thì có một số điều bạn nên xem xét.
Bạn có kế hoạch làm cho kết nối IoT trở thành một năng lực cốt lõi, hay chỉ là sự cải tiến cho các sản phẩm của bạn? Nếu là cái sau thì bạn chỉ cần nền tảng IoT.
Sản phẩm của bạn có yêu cầu các tính năng IoT khác ngoài kết nối từ xa, điều khiển cơ bản, cảnh báo và nâng cấp OTA không? Nếu không, hầu hết các nền tảng IoT sẽ đáp ứng nhu cầu của bạn.
Cuối cùng, bạn có chuyên môn để đảm bảo thiết bị của bạn không thể bị hack không? Khách hàng của bạn có thể gặp rủi ro với thông tin nhận dạng cá nhân (PII) của họ. Rõ ràng, nhiều khách hàng sẽ lo ngại về các vụ trộm có thể xảy ra do hacker có thể xác định từ xa khi họ rời khỏi nhà; hoặc khả năng sẽ có người theo dõi họ nếu người đó có thể hack camera an ninh.
Ngay cả khi thiết bị của bạn không chứa PII và không thể sử dụng để chống lại chủ sở hữu, thì hacker có thể sử dụng nó để tấn công bên thứ ba. Vào ngày 21 tháng 10 năm 2016, một cuộc tấn công DDOS lớn đã đánh sập nhiều địa điểm quan trọng ở Mỹ. Cuộc tấn công này được thực hiện bằng cách sử dụng các camera IP bị tấn công được sản xuất bở công ty XiongMai Technologies, một công ty Trung Quốc. Chắc chắn bạn sẽ không muốn công ty của mình được lên báo vì sản phẩm IoT của bạn đã bị hack và được sử dụng để đánh sập Internet trên toàn quốc.
Bạn có thể cảm thấy bảo mật vẫn là một vấn đề ngay cả khi bạn sử dụng nền tảng IoT của bên thứ ba và điều đó là chính xác. Bạn sẽ không bao giờ loại bỏ hoàn toàn rủi ro đó, nhưng nhà cung cấp nền tảng IoT sẽ có thể dành nhiều tài nguyên hơn cho bảo mật hơn bạn vì đây là hoạt động kinh doanh cốt lõi của họ.
Ngoài ra, trong trường hợp nền tảng IoT bạn chọn bị hack, người xuất hiện trên mặt báo là họ chứ không phải bạn.
Bảo mật là một trong những lý do chính để chọn nhà cung cấp nền tảng IoT. Vì chuyên môn của bạn là về ấm đun nước, hệ thống phun nước, điều hòa không khí, bóng đèn hoặc thứ gì khác, hãy để người khác quản lý bảo mật của đám mây và các thiết bị vì đây sẽ là một nhiệm vụ khó khăn mà bạn sẽ phải vật lộn trong một thời gian dài.
Nếu bạn quyết định chọn một nhà cung cấp nền tảng IoT, có lẽ là lựa chọn đúng đắn, bạn phải chắc chắn rằng họ có một giải pháp mạnh mẽ để bảo vệ thiết bị của bạn.
Có khả năng thiết bị của bạn sẽ bị giới hạn chỉ liên lạc với máy chủ của họ thông qua API. Họ có thể sẽ chặn mọi truy cập mạng khác (ví dụ: chặn SSH và Telnet). Bạn có thể thấy đây là mặt hạn chế, nhưng bằng cách này họ có thể ngăn việc tạo các lỗi bảo mật.
Theo thời gian, số lượng thiết bị IoT sẽ tăng lên, nhưng số lượng các nhà cung cấp nền tảng sẽ giảm dần khi ngành công nghiệp hợp nhất. Sẽ có một số người chiến thắng và một số người thua cuộc khi ngành công nghiệp và khách hàng gặp nhau tại một vài giải pháp tốt nhất.