Thời đại hiện nay đã không còn chỉ là việc chuyển hàng từ điểm A đến điểm B. Do tính cạnh tranh cao, việc tập trung chính vào khách hàng, đáp ứng nhu cầu và mong đợi của khách hàng đã được ưu tiên hơn bao giờ hết.
Giờ đây, các mục tiêu hàng đầu của các công ty logistics là đảm bảo giao hàng đúng lúc, minh bạch chuỗi cung ứng, minh bạch trong vòng đời sản phẩm và dịch vụ chất lượng. Thành công của công ty logistics nằm ở việc quản lý hàng tồn kho và kho bãi hiệu quả, tự động hóa các quy trình kinh doanh nội bộ, giao hàng nhanh chóng và đảm bảo chất lượng cũng như bảo quản hàng hóa an toàn.
Việc hoàn thành các nguyên tắc 7Rs bao gồm việc di chuyển đúng sản phẩm - với số lượng và tình trạng phù hợp, vào đúng thời điểm và đúng giá - đến đúng nơi và đúng khách hàng. Vì nhiệm vụ này rất phức tạp nên rất cần các giải pháp sáng tạo để đạt được mục tiêu đã đặt ra.
Sở hữu các kết nối thông minh, Internet of Things (IoT) đang tạo nên những thay đổi trong lĩnh vực logistics. Chính nhờ việc mang lại nhiều lợi thế và cơ hội, các giải pháp dựa trên IoT đang được đưa vào trong lĩnh vực logistics.
Giám sát chuỗi cung ứng, theo dõi phương tiện, quản lý hàng tồn kho, vận chuyển an toàn và tự động hóa các quy trình là các ứng dụng của IoT trong logistics.
Các trường hợp sử dụng IoT trong logistics:
1.Hệ thống quản lý vị trí
Trong lĩnh vực logistics, IoT có thể tạo ra một hệ thống quản lý vị trí thông minh cho phép các công ty dễ dàng theo dõi các hoạt động của tài xế, vị trí phương tiện và tình trạng giao hàng. Khi hàng hóa được giao đến một địa điểm nhất định, người quản lý sẽ được thông báo bằng tin nhắn.
Giải pháp này có ý nghĩa rất lớn trong việc lập kế hoạch giao hàng, thu thập thông tin và xem lịch trình. Tất cả các thay đổi được phát hiện ngay lập tức và phản ánh theo thời gian thực. Vì vậy, công nghệ IoT có thể được sử dụng để cải thiện quản lý vị trí và hợp lý hóa các quy trình kinh doanh.
2.Theo dõi hàng tồn kho và nhập kho
Quản lý hàng tồn kho và kho bãi là một trong những phần quan trọng nhất của hệ sinh thái logistics. Việc đặt các cảm biến nhỏ sẽ cho phép các công ty dễ dàng theo dõi các mặt hàng tồn kho, giám sát trạng thái và vị trí của chúng và tạo ra một hệ thống kho thông minh.
Với sự trợ giúp của công nghệ IoT, nhân viên sẽ có thể ngăn chặn thành công bất kỳ tổn thất nào, đảm bảo lưu trữ hàng hóa an toàn, cũng như định vị hiệu quả một mặt hàng cần thiết. Hiện tại, nhiều công ty logistics đã áp dụng các giải pháp IoT như vậy trong công việc. Việc giảm thiểu lỗi của con người cũng trở nên khả thi nhờ IoT.
3.Công nghệ IoT và phân tích dự đoán
Phân tích dự đoán đang chiếm vị trí trung tâm trong các ngành khác nhau, giúp các công ty và tập đoàn tạo ra các chiến lược phát triển kinh doanh hiệu quả, cải thiện quá trình ra quyết định, đưa ra những hiểu biết kinh doanh thông minh, quản lý rủi ro và nhiều thứ khác nữa.
Các thiết bị hỗ trợ Internet thu thập lượng dữ liệu lớn và truyền chúng đến hệ thống trung tâm để phân tích. IoT và các giải pháp phân tích dự đoán có thể được áp dụng để lập kế hoạch tuyến đường và giao hàng cũng như xác định các lỗi khác nhau trước khi có sự cố. Nhờ đó có thể thay thế kịp thời các bộ phận máy móc, ngăn ngừa mọi sự cố và bảo trì xe hoặc thiết bị hiệu quả.
4.IoT và blockchain quản lý chuỗi cung ứng
Cả công ty và khách hàng đều muốn có tùy chọn để theo dõi vòng đời của sản phẩm - từ nguồn gốc hàng hóa đến quá trình vận chuyển đến tay khách hàng.
Blockchain không chỉ có thể giải quyết nhiều vấn đề về bảo mật IoT, mà nó còn có thể mang lại giá trị lớn cho chuỗi cung ứng. Iot và blockchain kết hợp lại có thể đáp ứng nhu cầu về an ninh chuỗi cung ứng, tính minh bạch và truy xuất nguồn gốc.
Việc đặt các thẻ và cảm biến nhận dạng tần số vô tuyến sẽ cho phép giám sát nhiệt độ và độ ẩm của sản phẩm, vị trí phương tiện và các giai đoạn của quá trình vận chuyển. Dữ liệu được ghi lại và lưu trong blockchain, mọi sản phẩm đều được cấp một ID kỹ thuật số bảo mật tất cả thông tin về nó cùng với vòng đời của sản phẩm.
5.Xe tự lái
Trong tương lai gần, chúng ta sẽ được chứng kiến sự sử dụng rộng rãi phương tiện tự lái hiện đang được thử nghiệm ở thời điểm hiện tại. Các công ty logistics sẽ là những đơn vị đầu tiên tận dụng lợi thế này vào các quy trình kinh doanh.
Các thiết bị IoT chịu trách nhiệm thu thập lượng dữ liệu lớn, hệ thống phân tích sẽ chuyển dữ liệu đó thành các tuyến đường và chỉ đường lái xe thông minh. Bằng cách này, các doanh nghiệp có thể giảm thiểu tai nạn ô tô, giảm chi phí vận hành và tối ưu hóa giao thông đường bộ.
6.Giao hàng bằng máy bay không người lái
Máy bay không người lái có tiềm năng rất cao trong lĩnh vực bán lẻ, logistics, nông nghiệp và thương mại điện tử. Máy bay không người lái có thể bổ sung tốc độ và hiệu quả trong công việc.
Trong ngành logistics, máy bay không người lái có thể tự động hóa quy trình kinh doanh bằng cách cung cấp tính năng theo dõi hàng tồn kho thông minh, vận chuyển hàng hóa nhanh chóng và giao hàng ngay tại cửa hàng. Hơn thế nữa, chúng cho phép giải quyết các vấn đề giao hàng ở chặng cuối.
Với tiến bộ công nghệ và đối mặt với nhiều thách thức, ngành công nghiệp logistics sẽ chuyển đổi và tăng trưởng nhanh chóng. Với các giải pháp quản lý vị trí và theo dõi hàng tồn kho, hệ thống giao thông không người lái và truyền thông thông minh, IoT sẽ cách mạng hóa lĩnh vực logistics.