Hotline: 0964.238.397 Chào mừng bạn đã đến với Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Điện tử tương lai Việt Nam

Nền tảng IoT là gì

Nền tảng IoT là gì

10:50:1119/02/2020

Nền tảng IoT (IoT platform) là một thành phần quan trọng của hệ sinh thái IoT và thị trường đang phát triển nhanh, dự kiến sẽ vượt 22 tỷ đô la vào năm 2023. IoT platform cung cấp một lượng giá trị khổng lồ cho các doanh nghiệp, cho phép doanh nghiệp giảm chi phí, đẩy nhanh quá trình khởi động và hiện đại hóa. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa rõ chính xác nền tảng IoT là gì, IoT platform có tác dụng gì và khi nào một doanh nghiệp nên sử dụng một nền tảng.

 

Vì thế trong phạm vi bài viết này sẽ giải thích đơn giản không nặng tính kỹ thuật về nền tảng IoT. Nó là gì, khi nào doanh nghiệp nên sử dụng nó, và những cân nhắc quan trọng khi lựa chọn giữa nhiều lựa chọn.

 

Vậy nền tảng IoT chính xác là gì?

 

Để hiểu nền tảng IoT là gì, trước tiên bạn cần hiểu những cái gì tạo nên một hệ thống IoT hoàn chỉnh. 

 1. Một hệ thống IoT hoàn chỉnh cần phần cứng, chẳng hạn như cảm biến hoặc thiết bị. Các cảm biến và thiết bị này thu thập dữ liệu từ môi trường (ví dụ: cảm biến độ ẩm) hoặc thực hiện các hành động trong môi trường (ví dụ: tưới cây).

 2. Một hệ thống IoT hoàn chỉnh cần kết nối. Phần cứng cần một cách để truyền tất cả dữ liệu đó lên đám mây (ví dụ: gửi dữ liệu độ ẩm) hoặc cần một cách để nhận lệnh từ đám mây (ví dụ: tưới nước cho cây trồng ngay bây giờ). Điều này có thể được thực hiện bằng các hình thức kết nối như mạng di động, vệ tinh hoặc WiFi...

 3. Một hệ thống IoT hoàn chỉnh cần phần mềm. Phần mềm này được lưu trữ trên đám mây và chịu trách nhiệm phân tích dữ liệu mà nó thu thập từ các cảm biến và đưa ra quyết định (ví dụ: sau khi biết được dữ liệu độ ẩm trời vừa mưa phần mềm sẽ báo cho hệ thống tưới không bật) .

 4. Cuối cùng, một hệ thống IoT hoàn chỉnh cần có giao diện người dùng. Để làm cho tất cả những điều này hữu ích, cần có cách để người dùng tương tác với hệ thống IoT (ví dụ: ứng dụng dựa trên web với bảng điều khiển hiển thị đo lường giá trị độ ẩm và cho phép người dùng bật hoặc tắt hệ thống tưới thủ công).

 

Ngoài ra, giá trị thực của IoT sẽ được mở ra khi được tích hợp với các hệ thống kinh doanh và luồng dữ liệu hiện có. Do đó, tất cả các thành phần khác nhau này được gắn kết với nhau một cách hiệu quả và theo cách có thể quản lý được là một yêu cầu rất quan trọng.

 

Ở cấp độ cao, các nền tảng IoT giúp khởi đầu trong việc xây dựng các hệ thống IoT bằng cách cung cấp các công cụ và khả năng tích hợp để làm cho IoT dễ dàng hơn và rẻ hơn cho các doanh nghiệp, nhà phát triển và người dùng. Nền tảng IoT giúp tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao tiếp, lưu lượng dữ liệu, quản lý thiết bị và chức năng của các ứng dụng.

 

Các nền tảng IoT tồn tại trong phần 3 và thường là phần 4 của 4 phần đã nói ở trên. Với tất cả các loại phần cứng khác nhau và các tùy chọn kết nối khác nhau, cần có một cách để làm cho mọi thứ hoạt động cùng nhau. Nền tảng IoT giúp giải quyết vấn đề đó.

 

Nền tảng IoT giúp:

Kết nối phần cứng, chẳng hạn như cảm biến và thiết bị

Xử lý các giao thức truyền thông phần cứng và phần mềm khác nhau

Cung cấp bảo mật và xác thực cho các thiết bị và người dùng

Thu thập, trực quan hóa và phân tích dữ liệu các cảm biến và thiết bị thu thập

Tích hợp tất cả những điều trên với các hệ thống kinh doanh hiện có và các dịch vụ web khác

 

Tại sao có nhiều nền tảng IoT?

 

Mặc dù nền tảng không phải là duy nhất chỉ có ở IoT, nhưng nếu nhìn vào các lĩnh vực khác sẽ thấy có rất ít nền tảng. Android và iOS là hai nền tảng di động đang thống trị hiện nay, nền tảng máy tính để bàn Windows và MacOS và nền tảng máy chơi game Xbox và Playstation. Nếu các thị trường này chỉ có một vài người chơi thống trị, tại sao lại không thấy điều tương tự trong IoT?

 

Một số người có thể đưa ra lập luận rằng đã có những người chơi thống trị như Amazon (AWS IoT Core), Microsoft (Azure IoT Hub) và Google (Google IoT Core). Tuy nhiên, các nền tảng này tập trung nhiều hơn vào cấp độ cơ sở hạ tầng và do đó đòi hỏi chuyên môn và tùy biến cao hơn để xây dựng các ứng dụng IoT cụ thể cho doanh nghiệp. Các nền tảng IoT thường được xây dựng dựa trên các nhà cung cấp cơ sở hạ tầng này, cung cấp các công cụ và dịch vụ bổ sung để nhanh chóng xây dựng các ứng dụng IoT cho doanh nghiệp.

 

Câu hỏi tại sao có rất nhiều nền tảng IoT có thể được trả lời như sau: 

Thứ nhất là thị trường vẫn còn non trẻ đến nỗi những người chơi thống trị vẫn chưa xuất hiện. 

Thứ hai là các ứng dụng IoT là vô hạn trong các ngành khác nhau, do đó sẽ có các nền tảng khác nhau tập trung trên các loại ứng dụng khác nhau. 

 

Khi nào doanh nghiệp của bạn nên sử dụng nền tảng IoT?

 

Bởi vì IoT là một hệ thống của các hệ thống, một mạng lưới các thiết bị và ứng dụng phần mềm, hiếm khi một tổ chức có chuyên môn về tất cả các lĩnh vực liên quan. Do IoT phụ thuộc vào sự tổng hợp của các lĩnh vực kỹ thuật khác biệt như cơ khí, điện, phần mềm, nên nền tảng IoT sẽ giúp các doanh nghiệp vượt qua các vấn đề về kỹ thuật mà không cần phải trả lương và quản lý các nhóm kỹ sư chuyên về các lĩnh vực khác nhau, khi chỉ có một hoặc hai dự án cần được phát triển.

 

Ví dụ, doanh nghiệp của bạn có thể thực sự giỏi trong việc xây dựng phần cứng và quyết định làm cho phần cứng trở nên thông minh. Thay vì tốn kém tiền bạc và thời gian thuê các nhà phát triển phần mềm để xây dựng mọi thứ, bạn có thể sử dụng nền tảng IoT để khởi động và chạy nhanh cũng như tiết kiệm chi phí hơn.

 

Tuy nhiên, có một sự đánh đổi. Các nền tảng IoT giúp bạn tiết kiệm thời gian có thể có chi phí nhiều nếu đi theo một chặng đường dài. Nguyên nhân là do các nền tảng tính phí dựa trên việc sử dụng hoặc phí đăng ký do đó chi phí của bạn sẽ cộng dồn theo thời gian. Nhưng bạn vẫn nhận được lợi ích vì phí trả trước thấp hơn rất nhiều.

Đối tác

Chúng tôi rất tự hào vì là đối tác chiến lược của các nhà cung cấp hàng đầu

Gọi ngay
SMS
Liên hệ